Recent News/ Tin tức

Những thư viện "chất" nhất thế giới

Câu trả lời là có, nếu bạn tìm đúng nơi.

1. Thư viện Trung tâm: Seattle, Washington, Mỹ

Thư viện Trung tâm Seattle có kết cấu trừu tượng và độc đáo đến nỗi không chỉ là nơi cho người Mỹ đến đọc sách, làm việc mà còn thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến thăm quan.
Trong năm đầu tiên, hơn 2 triệu du khách đến đây để chiêm ngưỡng tác phẩm của kiến trúc sư người Hà Lan Rem Koolhaas và nhà thiết kế người Mỹ Joshua Ramus.
2. Thư viện Cao đẳng Trinity: Dublin, Ireland

Cũ, đúng. Nhàm chán, sai.
Thư viện Cao đẳng Trinity ở Dublin là thư viện lâu đời nhất ở Ireland, do nữ hoàng Elizabeth I thành lập vào năm 1592. Không chỉ ấn tượng với kiến trúc bên ngoài, công trình còn tự hào với thư viện một phòng lớn nhất trên thế giới có tên Long Room chứa hơn 200.000 sách cổ nhất của thư viện.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất ở thư viện là "The Book of Kells: Turning Darkness into Light" (Sách của Kells: Chuyển bóng tối thành ánh sáng), một quyển sách Phúc Âm bằng tiếng Latinh viết trên da động vật. Chỉ riêng quyển sách đã thu hút hơn 500.000 du khách mỗi năm.
3. Thư viện Geisel, Đại học California: San Diego, Mỹ

Thư viện được đặt tên theo Theodor Geisel, tên thật của Tiến sĩ Seuss - nhà văn truyện thiếu nhi nổi tiếng của Mỹ. Đây là một trong những tòa nhà thư viện hiện đại nhất trên thế giới và thoạt nhìn trông như một chiếc phi thuyền.
Kiến trúc sư William Pereira, người từng tham gia thiết kế cơ sở phóng tàu không gian tại Cape Canaveral ở Houston, Texas cũng chính là người thiết kế thư viện Geisel vào năm 1970. Công trình liên tục xuất hiện trong các phim khoa học viễn tưởng, truyện ngắn và tiểu thuyết.
4. Thư viện TU Delft: Hà Lan

Thư viện của Đại học Công nghệ Delft được xây dựng vào năm 1997 và có hơn 862.000 sách, 16.000 tạp chí và một bảo tàng riêng. Tòa nhà nằm dưới mặt đất và điểm thú vị của công trình là mái nhà - một ngọn đồi cỏ rộng 5.500 m2.
Một cái chóp khổng lồ xuyên qua mái nhà tượng trưng cho công nghệ, được coi là điểm nhấn của thư viện. Quá trình xây dựng mái nhà gặp nhiều khó khăn trong khâu bảo dưỡng và rò rỉ, nhưng đây là một trong những cấu trúc nổi bật nhất và thân thiện nhất với cả môi trường và người đọc trong khu vực.
5. Bibliotheca Alexandrina: Alexandria, Ai Cập

Bibliotheca Alexandrina là sự hồi sinh của thư viện Hoàng gia Alexandria, thư viện lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong thế giới Hy Lạp. Công trình do Alexander Đại đế xây dựng cách đây 2.300 năm. Thư viện mới được tái sinh vào năm 2002 trên bờ biển Địa Trung Hải sau 10 năm thiết kế, quy hoạch và xây dựng.
Với cấu trúc vòng tròn nghiêng và tường phủ đầy các bản khắc tranh và chữ, thư viện trông giống như một bức tranh hiện đại. Cùng với các khu để sách thông thường, Bibliotheca Alexandrina còn có 4 bảo tàng trưng bày cổ vật, bản thảo và các tác phẩm khoa học. Ngoài ra, ở đây còn có 15 triển lãm bao gồm "Ấn tượng Alexandria", "Thư pháp Ả-rập" và "Lịch sử ngành in".
6. Thư viện thành phố Stuttgart: Stuttgart, Đức

Được thiết kế bởi kiến trúc sư gốc Hàn Yi Eun-young, thư viện có cấu trúc khối lập phương lấy cảm hứng từ các Pantheon cổ ở Rome. Ở giữa là không gian chung hình trái tim luôn ngập ánh sáng mặt trời tự nhiên.
Công trình sơn màu trắng và bạc này thực sự nổi bật giữa rừng cây xanh và những ngôi nhà mái vòm đỏ xung quanh thành phố.
7. Thư viện Công cộng Bishan, Singapore

Nằm ở trung tâm của Bishan, thư viện Cộng đồng Bishan trông giống một nhà cây khổng lồ (rộng 4.000 m2).
Những ô màu được xây tràn ra ngoài, tượng trưng cho những cuốn sách lồi ra từ trên kệ. Bên trong thư viện, đây chính là không gian riêng dành cho những người muốn thực sự yên tĩnh để đọc sách.

Các dự án khác

Mê mẫn với những mẫu trang trí không gian nhà ở mang hơi thở mùa thu

Bạn có thể dễ dàng mang cả mùa thu vào không gian sống của mình nếu biết cách phối những mẫu trang trí đơn giản nhưng độc lạ dưới đây.

Ngôi nhà có cấu trúc kim tự tháp quái lạ nằm trên sông

Không chỉ là một ngôi nhà nghỉ dưỡng sang trọng mà công trình dưới đây còn gây xôn xao với diện mạo kiến trúc bá đạo chưa từng thấy.